Đâu là vùng phát triển mới tại Quảng Bình?

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đưa ra chỉ đạo về định hướng quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận sao cho khai thác tối đa thế mạnh không gian biển và 2 bên bờ sông Nhật Lệ. Từ đó, quy hoạch và thiết kế không gian sinh thái để phát triển bền vững, đồng thời kế thừa, giữ gìn các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa của thành phố nhằm thu hút đầu tư và du lịch đạt hiệu quả cao mà không mất đi những giá trị hiện có.

Tập trung nguồn lực phát triển ngành du lịch

Theo tờ trình Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, hiện tỉnh đang định hướng nguồn lực cho bốn trụ cột phát triển kinh tế tại tỉnh gồm:

Trụ cột đầu tiên và quan trọng nhất, tập trung đầu tư để phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định được thương hiệu du lịch “Quảng Bình” trên bản đồ du lịch quốc tế; coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trụ cột thứ hai, phát triển công nghiệp là trọng điểm, trong đó chú trọng, khuyến khích kêu gọi phát triển công nghiệp sản xuất điện, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo.

Trụ cột thứ ba là phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hoá, giá trị gia tăng cao, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, coi đây là bệ đỡ nền kinh tế của tỉnh.

Và trụ cột thứ tư là phát triển hiệu quả, bền vững kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Theo đó, Quảng Bình sẽ có ba trung tâm đô thị bao gồm: lấy trung tâm đô thị TP. Đồng Hới và vùng phụ cận. Trong đó TP. Đồng Hới là hạt nhân và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối TP Đồng Hới, gồm: Đô thị Quán Hàu, Hoàn Lão (bao gồm không gian mở rộng), Việt Trung, Dinh Mười.

Đặc biệt, Quảng Bình sẽ có ba hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế đồng bằng ven biển cùng với Quốc lộ 1A, đường ven biển; hành lang kinh tế Đông – Tây dọc Quốc lộ 12 nối Cửa khẩu quốc tế Cha Lo – thị xã Ba Đồn – cảng biển Hòn La; hành lang kinh tế trung du và miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc – Nam phía đông.

UBND tỉnh Quảng Bình xác định các đột phá phát triển của tỉnh trong thời gian tới, duy trì đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đổi mới hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đảm bảo cho huy động, phát huy hiệu quả các nguồn lực, tháo bỏ các rào cản, phục vụ phát triển KT-XH; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu các ngành công nghiệp mới, du lịch giá trị cao.

Quy hoạch hoàn chỉnh vùng phát triển mới tại Quảng Bình

Để đảm bảo vùng phát triển hoàn chỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu hoàn thiện đồ án quy hoạch với yêu cầu thành phố Đồng Hới là đô thị du lịch, văn minh, hiện đại; khai thác tối đa thế mạnh không gian biển và 2 bên bờ sông Nhật Lệ, không gian sinh thái để phát triển bền vững, đồng thời kế thừa, giữ gìn các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa của thành phố.

Đối với phương án quy hoạch cầu Nhật Lệ 4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu nghiên cứu để đề xuất phương án đấu nối hai đầu cầu về phía xã Võ Ninh, thị trấn Quán Hàu và hệ thống đường dẫn kết nối đảm bảo tính khả thi, hình thành trục giao thông kết nối liên khu vực trong tỉnh.

Liên quan đến việc quy hoạch hệ thống giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu nghiên cứu, đề xuất phương án mở rộng các trục đường chính đô thị đang xuất hiện hiện tượng tắc đường vào mùa du lịch như tuyến đường bờ Đông, bờ Tây sông Nhật Lệ, đường Trương Pháp,… nhằm đáp ứng tốt giao thông đi lại của người dân, phục vụ phát triển dịch vụ du lịch và hình thành các trục kiến trúc cảnh quan hiện đại hai bên bờ sông Nhật Lệ.

Ngoài ra, lãnh đạo còn yêu cầu nghiên cứu bổ sung quy hoạch diện tích sân bay Đồng Hới để đảm bảo tiêu chuẩn sân bay quốc tế trong tương lai (đảm bảo phục vụ từ 8 đến 10 triệu khách/năm),…

Từ những gì là đội ngũ lãnh đạo tỉnh Quảng Bình quyết tâm thực hiện sẽ tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo mang không gian kiến trúc mới cho TP. Đồng Hới để phát triển du lịch bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *