Văn hóa Ẩm thực Nhật Bản – sự hòa quyện giữa nét truyền thống và hiện đại

Nhật Bản là một đất nước nằm ở Đông Á có lịch sử phát triển lâu đời cùng nền văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc. Trong đó phải kể đến văn hóa ẩm thực độc đáo của Nhật Bản, thứ được coi là điểm sáng và niềm tự hào của người dân đất nước này trên bản đồ ẩm thực thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu xem văn hóa ẩm thực Nhật Bản có gì đặc sắc trong bài viết dưới đây nhé. 

Mục lục

Khái quát về nền ẩm thực đặc sắc Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia ở khu vực Đông Á, phát triển nền nông nghiệp canh tác lúa nước từ cách đây khoảng 2000 năm, vì vậy nên ẩm thực truyền thống của đất nước này có sự độc đáo và lâu đời hơn so với nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, đất đai phong phú và màu mỡ trên quần đảo Nhật Bản cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng nhiều loại lương thực, rau củ, hoa quả. Điều này đã đóng góp vào sự đa dạng và phong phú của ẩm thực, nhiều đặc sản địa phương đã sử dụng các nguyên liệu vùng miền độc đáo. Nền ẩm thực truyền thống lâu đời và đặc sắc ấy đã trường tồn qua nhiều thế hệ, in sâu vào trong tiềm thức và trở thành niềm tự hào của dân tộc Nhật Bản. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Sau này, khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, nền ẩm thực của đất nước này đã được bổ sung rất nhiều món chay mà đến ngày nay người Nhật vẫn thường xuyên sử dụng như tương miso, đậu phụ, nước chấm shoyu…Đến thế kỷ 19, nhờ công cuộc mở cửa đất nước mà văn hóa phương Tây đã du nhập mạnh mẽ vào Nhật Bản, văn hóa ẩm thực cũng từ đó mà có nhiều đổi mới, dần hình thành nên nền ẩm thực hiện đại như hiện nay. 

Triết lý ẩm thực độc đáo của Nhật Bản

Ẩm thực tại Nhật Bản được coi như một môn nghệ thuật chuyên nghiệp và người nghệ sĩ phải luôn tuân thủ những nguyên tắc, triết lý “trong ngành”, đó chính là nguyên tắc 5 (5 màu – 5 phương pháp – 5 vị – 5 giác quan – 5 quy tắc). 

Nguyên tắc 5 màu

Trong quan niệm của người Nhật Bản, một món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng  cần có đủ 5 màu: trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen bởi vì đó là sự kết hợp màu sắc hài hòa nhất để tạo nên một tổng thể đẹp mắt cho món ăn, khiến người khác khi nhìn vào là sẽ cảm nhận ngay được những nét nghệ thuật tinh tế từ bàn tay người chế biến thể hiện trong món ăn. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

5 Phương pháp nấu ăn

Ở Nhật Bản, 5 phương pháp nấu ăn được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày là: hầm, hấp, luộc, nướng, rán. Mỗi một cách chế biến sẽ mang một hương vị riêng, khiến cho thực đơn ẩm thực hàng ngày của người Nhật thêm phần phong phú. 

Nguyên tắc 5 vị

Mỗi bữa ăn trong đời sống của người Nhật đều cần có sự kết hợp của 5 vị chua – cay – mặn – ngọt – đắng để cân bằng, kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng. 

Nguyên tắc 5 giác quan

Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, một món ăn không chỉ để thỏa mãn vị giác của người ăn mà còn phải “ngon” cả về khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Chính vì vậy nên các món ăn tại Nhật Bản đều được chế biến rất kỳ công và tỉ mỉ, công đoạn trang trí cũng rất phức tạp. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

5 Quy tắc 

5 quy tắc thưởng thức trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản được bắt nguồn từ tín ngưỡng Phật giáo Nhật Bản, trong đó: 

  • Phải biết trân trọng công sức của người đã nuôi trồng, đánh bắt và chế biến món ăn.
  • Phải biết ơn khi được thưởng thức các món ăn
  • Phải giữ trạng thái bình thản khi ngồi vào bàn ăn
  • Món ăn không chỉ để nuôi dưỡng cơ thể mà khi ăn còn phải học cách cảm nhận và dùng nó để nuôi dưỡng tinh thần.
  • Trong lúc ăn phải duy trì trạng thái tinh thần thoải mái thì ăn uống mới thực sự ngon. 

Những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Người Nhật sử dụng rất nhiều loại thực phẩm lên men

Một trong những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản chính là sử dụng các loại thực phẩm lên men khác nhau trong bữa ăn như miso, nước tương, natto hay dưa chua. Các quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng các thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai…tuy nhiên lại không thể nhiều bằng Nhật Bản. Sở dĩ như vậy là vì độ ẩm không khí quanh năm ở Nhật tương đối cao tạo điều kiện cho các vi sinh vật và vi khuẩn lên men, người dân đã tận dụng điều đó để tạo ra nhiều loại thực phẩm lên men giàu chất dinh dưỡng và có thể bảo quản được lâu. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Văn hóa ẩm thực theo vùng miền

Nhật Bản có địa hình hẹp ngang và trải dài từ bắc xuống nam nên khí hậu cũng như điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng sẽ có sự khác biệt, đó chính là điều kiện để các loại động – thực vật “đặc sản” phát triển ở các vùng miền khác nhau, tạo nên những khu vực “ẩm thực địa phương” trên khắp cả nước. 

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản theo mùa

Nhật Bản là quốc gia có đủ 4 mùa và giữa các mùa có sự khác biệt rõ rệt về thời tiết khí hậu, điều đó khiến cho các loại thực phẩm cũng được nuôi trồng và thu hoạch theo mùa. Người Nhật thường sử dụng nguyên liệu theo mùa ngon nhất của nó để chế biến các món ăn. Mùa xuân người Nhật thường ăn các món cá và bánh sakura mocha, mùa hè họ sẽ đổi sang ăn các món mát mẻ như mì lạnh, tào phớ, đậu edamme…Sang mùa thu đông trời lạnh thì người Nhật lại ưa chuộng các món nướng, lẩu, canh oden…để mang lại cảm giác ấm áp. 

(bánh Sakura Mochi được gói bằng lá hoa anh đào, nguồn ảnh: sưu tầm)

Các món ăn tươi sống trong ẩm thực Nhật Bản 

Đồ ăn tươi sống là một trong những nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Nhật bởi vì họ rất coi trọng hương vị tự nhiên và chất dinh dưỡng của các món ăn. Có rất nhiều món ăn ở đất nước này được chế biến tươi sống từ cá biển, tôm biển, tảo biển…như sashimi hay sushi. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Đồ ăn tốt cho sức khỏe

Trong văn hóa ẩm thực Nhật, các món ăn không chỉ cần ngon mà còn phải tốt cho sức khỏe, mỗi món ăn phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin…cũng như tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Lối sống ẩm thực lành mạnh này cũng là một trong những lý do giúp cho Nhật Bản trở thành quốc gia có tuổi thọ trung bình tương đối cao trên thế giới. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Các loại hình văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Đại tiệc Daikyo Ryori

Daikyo Ryori là bữa tiệc lớn được tổ chức rất hoành tráng để chiêu đãi khách trong xã hội quý tộc thời Heian, tại bữa tiệc đặc biệt này, các món ăn trên bàn đều phải là số chẵn. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Người Nhật thường chia Daikyo Ryori thành 2 loại: “Nigu no daikyo” – món ăn phục vụ những vị khách đến thăm Thái tử, Hoàng hậu và “Daijin no daikyo” – món ăn phục vụ các khách mời thuộc hoàng gia khi đến thăm nơi ở của các bộ trưởng. Bữa tiệc Daikyo Ryori thường bao gồm cơm, thịt sống, cá sống, trái cây và kẹo được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc khác nhau. 

Ẩm thực Phật giáo (chay truyền thống)

Phật giáo du nhập vào Nhật Bản đã mang đến một nền ẩm thực mới hoàn toàn so với trước kia được gọi là Shojin Ryori (ẩm thực Phật giáo). Đây là mô hình ẩm thực chay truyền thống của văn hóa Nhật Bản từ thời Heian cho đến nay, mô hình này cấm tất cả các món thịt và một số gia vị như hành, tỏi, lá hẹ…nên sẽ chỉ sử dụng rau, ngũ cốc, rong biển…để chế biến. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Ẩm thực Honzen – các món ăn được phục vụ bởi Samurai

Ẩm thực Honzen Ryori là hình thức chiêu đãi khách của các gia đình samurai, được sáng lập vào thế kỷ 14 và được coi là sự khởi nguồn của văn hóa ẩm thực ngày nay. Mô hình ẩm thực này được tiến hành rất cầu kỳ, từ trang phục, vật dụng cho đến quy trình chế biến, thưởng thức đều phải làm theo các quy định. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Ẩm thực Kaiseki – tiệc trà cao cấp

Kaiseki Ryori là một mô hình ẩm thực độc đáo có nguồn gốc từ thời kỳ Sengoku và được sáng tạo bởi một bậc thầy trà đạo nổi tiếng lúc bấy giờ. Kaiseki dùng để chiêu đãi các vị khách đến nhà bằng các món khai vị nhẹ nhàng như cơm, rau muối, canh súp và chính tiệc sẽ là nghi lễ thưởng trà theo văn hóa Trà đạo. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Một số nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản có thể bạn chưa biết?

Người Nhật Bản thích húp nước mì và tạo ra tiếng động trong bữa ăn 

Nếu như ở nhiều quốc gia, việc tạo ra tiếng động trên bàn ăn của một bữa tiệc là hành vi thiếu tôn trọng và bất lịch sự thì ở Nhật Bản đây lại là một phong tục vô cùng “độc lạ”. Khi ăn các loại mì, người Nhật thường sẽ húp sợi mì cùng với nước dùng để tạo ra tiếng ồn khi ăn, họ cho rằng làm như vậy sẽ thể hiện được sự sảng khoái và vui vẻ khi ăn một món ngon, việc này cũng giống như đang dành lời khen cho món ăn và người chế biến ra nó vậy. 

Người Nhật luôn bưng cả bát lên khi ăn

Ở Nhật Bản, việc bưng bát cơm hoặc bát canh lên khi ăn được coi như một nghi thức với ý nghĩa nâng niu, tôn trọng đồ ăn. Ngoài ra, khi ăn cơm người Nhật sẽ thường ngồi trên những tấm nệm được trải ở dưới đất nên việc bưng bát cơm sẽ giúp họ tránh làm vung vãi thức ăn xuống đất. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Không để thừa thức ăn

Không bao giờ để thừa thức ăn là một nguyên tắc quan trọng trong bữa ăn của người Nhật bởi vì họ rất coi trọng đồ ăn cũng như biết ơn những người đã chế biến ra những món ăn đó. Không để thừa thức ăn cũng là một trong những hành động biểu hiện sự lịch sự và tôn trọng khi thưởng thức ẩm thực tại Nhật Bản. 

Người Nhật thường nói lời chào, lời cảm ơn trước và sau khi ăn

Nếu bạn đã từng xem các bộ phim Nhật Bản thì chắc chắn ít nhất 1 lần bạn đã thấy người Nhật chào nhau trước và sau khi ăn cơm. Chính xác là như vậy, đây là một nghi thức quan trọng trên bàn ăn trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Trước khi ăn họ sẽ chào nhau bằng câu “itadakimasu” và sau khi ăn là “gochisousama deshita”, lời chào này còn mang ý nghĩa biết ơn những món ăn tươi ngon và những người đã nuôi trồng, chế biến ra chúng. 

Một vài quy tắc độc đáo khi uống rượu của người Nhật

Nếu bạn có cơ hội được mời dùng bữa cùng người Nhật thì bạn không nên động đũa và ăn uống trước khi tất cả mọi người chưa ngồi vào bàn ăn hoặc chưa ai ăn. 

Khi uống rượu cùng người Nhật thì bạn nên rót rượu vào chén của người khác trước khi rót vào chén của mình, điều đó thể hiện phép lịch sự và tôn trọng của bạn đối với họ. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Nếu bạn ăn uống ở các nhà hàng hay quán nhậu nhỏ thì có thể uống say nhưng không được làm phiền đến những người khác. Còn ở các nhà hàng, khách sạn sang trọng thì bạn không được phép say xỉn, điều đó thể hiện rằng bạn là một người thất lễ và thiếu tôn trọng người khác.

Ý nghĩa văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Không chỉ là những món ăn đơn giản hay những quy tắc thông thường mà văn hóa ẩm thực Nhật Bản còn mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa, có mối liên hệ chặt chẽ đến lối sống và con người ở đất nước này. 

Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa đặc biệt

Nếu ai đó mời bạn uống rượu Sake thì nghĩa là họ đang chúc bạn mạnh  đó. Theo quan niệm của người Nhật, rượu Sake mang ý nghĩa trừ tà và dồi dào sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Vì vậy nên thức uống này thường được sử dụng vào các dịp lễ tết để thay lời chúc sức khỏe mà mọi người dành cho nhau. 

Ngoài rượu Sake thì các món đậu phụ cũng mang ý nghĩa chúc cho sức khỏe vững bền, món trứng cá tuyết chúc cho gia đình luôn đông vui, hòa thuận, món sushi mang ý nghĩa an khang thịnh vượng, còn món tôm lại là biểu tượng cho sự trường thọ. 

Ý nghĩa của các phong tục ăn uống ở Nhật Bản

Ẩn chứa trong các phong tục ăn uống trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản là tính cách, tín ngưỡng và đức tin của người Nhật trong cuộc sống thường ngày. Từ những phong tục độc đáo ấy, chúng ta có thể thấy rằng người Nhật rất coi trọng sự tỉ mỉ, thẩm mỹ, tôn trọng và biết ơn mọi giá trị trong cuộc sống, họ cũng rất tin tưởng vào Phật giáo, Đạo giáo và các nét đẹp truyền thống. Tuy nhiên người Nhật cũng rất biết cách tiếp thu và học hỏi những nét đẹp trong ẩm thực nước ngoài để làm giàu thêm kho tàng ẩm thực của nước mình. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản và các nước khác trên thế giới

Ẩm thực Nhật Bản là sự giao thoa giữa nhiều nền ẩm thực

Như các bạn đã biết Nhật Bản là một trong những quốc gia có văn hóa ẩm thực độc đáo trên thế giới, tuy nhiên nền ẩm thực ấy không hoàn toàn Nhật Bản mà còn có sự pha trộn giữa ẩm thực Trung Quốc, Hàn Quốc và phương Tây. Sở dĩ có sự kết hợp như vậy là do các quốc gia Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc đều thuộc khu vực Đông Á nên sẽ có những ảnh hưởng ít nhiều trong ăn uống. Còn về ẩm thực phương Tây thì chính là do quá trình mở cửa và du nhập văn hóa từ thế kỷ 19 đến , điều đó được thể hiện rõ nhất trong bữa sáng của người Nhật khi có sự xuất hiện của bánh mì, sữa, cà phê hay trứng. 

Sức ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản đến các quốc gia khác

Vào năm 2013, “Washoku” – Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể khiến cho nền văn hóa độc đáo này được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới. Ở rất nhiều quốc gia, kể cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ hay châu Phi đều biết đến và du nhập các món ăn Nhật Bản vào nước mình, số lượng các nhà hàng Nhật Bản tại nước ngoài không ngừng tăng.

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Ngoài ra các khái niệm về món ăn Nhật Bản như “sushi”, “sashimi”, “bento”, “ramen”…ngày càng được phổ biến rộng rãi và thu hút sự quan tâm, yêu thích của nhân dân các nước trên thế giới. Đó chính là những thành công vang dội của Nhật Bản trên con đường đưa văn hóa ẩm thực dân tộc ra thị trường quốc tế.

Một số món ăn tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Sushi

Nhắc đến món ăn Nhật Bản thì chắc chắn ai cũng sẽ biết đến sushi – biểu tượng của xứ sở mặt trời mọc trên bản đồ ẩm thực thế giới. Sushi được chế biến từ các loại hải sản tươi sống như cá biển, hàu, bào ngư, tôm, mực, bạch tuộc…đặt bên trên cơm nắm, ăn kèm với dưa muối và trứng tráng mỏng. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Sushi là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật, nhất là trong các dịp lễ tết. Sushi thường được trưng bày trên các bàn tiệc với nhiều màu sắc rực rỡ và hương vị thơm ngon, đa dạng.

Sashimi

Sashimi là “đại diện” cho các món ăn tươi sống của Nhật Bản với nguyên liệu từ các loại hải sản như cá, tôm, mực…được đánh bắt dưới biển và được chế biến ngay sau khi mang lên bờ để đảm bảo độ tươi mới và thơm ngon của món ăn hảo hạng này. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Các loại mì: Udon, Ramen, Soba

Nhật Bản cũng là đất nước rất ưa chuộng các loại mì, trong đó có ba loại mì nổi tiếng nhất là: Udon, Ramen và Soba. 

  • Mì Udon: được làm từ bột mì, muối và nước nên có vị tương đối nhạt, sợi mì to có màu trắng, loại mì này có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích của thực khách, mỗi cách ăn sẽ mang lại hương vị thơm ngon khác nhau.

(nguồn ảnh: sưu tầm)

  • Mì Ramen: sợi mì ra men nhỏ, có màu vàng tươi đẹp mắt, loại mì này thường được ăn kèm với nhiều món khác như rong biển, chả cá, trứng, bắp cải, thịt lợn…

(nguồn ảnh: sưu tầm)

  • Mì Soba: sợi mỳ dai, có màu nâu sẫm và được làm từ bột kiều mạch trộn với bột mì. Mì Soba cũng có thể dùng theo 2 hình thức nóng và lạnh tuy nhiên đây là loại mì thích hợp nhất để thưởng thức món mì lạnh thơm ngon phong cách Nhật Bản. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Lẩu Sukiyaki

Nhắc đến các món lẩu thì chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến cảnh mọi người ngồi quây quần bên nhau trong những ngày trời lạnh để thưởng thức một nồi lẩu nóng hổi, thơm lừng đúng không? Và ở Nhật cũng vậy, lẩu Sukiyaki là món ăn tượng trưng cho sự ấm cúng và đoàn viên của các gia đình, loại lẩu này có hương vị ngọt mặn vừa phải, kết hợp một chút chua cay nhẹ, được ăn kèm cùng các loại thịt heo, thịt bò, đậu phụ, rau xanh và mì sợi. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Rượu Sake

Đây là một loại rượu vô cùng nổi tiếng trên thế giới, nó được coi như một biểu tượng độc đáo của đồ uống Nhật Bản và đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực của quốc gia này, Rượu Sake được ủ từ gạo thông qua quá trình lên men và gạn lọc, rượu ngon sẽ có mùi thơm và hương vị rất đặc biệt tùy vào loại rượu cũng như tỉ lệ mài gạo khi làm rượu. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản tại Việt Nam

Ẩm thực Nhật Bản ngày càng đến gần với khẩu vị người Việt

Việc văn hóa ẩm thực Nhật Bản ngày càng rộng mở đến các quốc gia khác là điều đã được chứng minh từ rất lâu, và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các nhà hàng, quán ăn Nhật Bản tại Việt Nam ngày càng được ra mắt và hoạt động nhiều hơn, nhất là ở các thành phố lớn. Các món ăn Nhật Bản cũng được rất nhiều người Việt Nam yêu thích và xuất hiện trong các bữa cơm gia đình ngày càng thường xuyên hơn. 

Lý giải về nguyên nhân tại sao người Việt lại yêu thích các món ăn Nhật Bản, chúng ta có thể nhận thấy: 

  • Người Việt cảm nhận được sự tương đồng giữa món ăn Nhật Bản và Việt Nam: lương thực chính đều là gạo, nguyên liệu chế biến món ăn được tận dụng từ thiên nhiên, các món ăn theo mùa…
  • Hình thức của các món ăn Nhật Bản rất “hợp nhãn” người Việt Nam, vừa có nhiều màu sắc bắt mắt, vừa có tổng thể hài hòa. 
  • Hương vị của các món ăn Nhật Bản không quá nồng và tương đối lạ miệng đối với những người mới ăn lần đầu, tuy nhiên khi ăn quen thì lại cảm nhận được hàng loạt hương vị thơm ngon ẩn chứa sâu bên trong các món ăn. 
  • Ẩm thực Nhật Bản rất có tiếng trên thế giới nên nhiều người muốn có cơ hội thưởng thức những món ăn tuyệt phẩm đến từ đất nước này. 
  • Các món ăn, cách ăn của người Nhật tốt cho sức khỏe và đó cũng là điều mà người Việt luôn đề cao trong việc ăn uống. 

Địa chỉ thưởng thức văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia chuộng văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là ẩm thực Nhật Bản. Mỗi năm có rất nhiều lễ hội văn hóa, lễ hội ẩm thực Nhật Bản được tổ chức tại Việt Nam. Các lễ hội này thường diễn ra tại: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và các khu vực lân cận mang đến giá trị giao lưu văn hóa ẩm thực nói riêng và văn hóa bản sắc dân tộc giữa 2 nước nói chung. Du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sắc của đất nước hoa anh đào mà không cần phải đến tận đất nước Nhật Bản xa xôi. 

(nguồn ảnh: sưu tầm)

Nếu bạn muốn tìm kiếm một nơi để thư giãn, nghỉ ngơi trong không gian đậm nét Nhật Bản và thưởng thức những món ăn đặc sản của đất nước mặt trời mọc thì hãy tham khảo Tổ hợp khoáng nóng 5* Lynn Times Thanh Thủy cách Hà Nội hơn 60 phút lái xe về phía Tây Bắc. 

Lynn Times Thanh Thủy là một khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp nằm tại xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm không gian nghỉ dưỡng mang phong cách Phù Tang trong từng trải nghiệm đẳng cấp: tắm khoáng nóng Onsen, nghỉ dưỡng trong khách sạn – biệt thự Nhật và tham quan các địa điểm văn hóa, vui chơi Nhật Bản.

Ngoài ra đây còn là địa điểm vô cùng lý tưởng dành cho những ai yêu thích văn hóa ẩm thực Nhật Bản, hệ thống các nhà hàng – khách sạn trong khuôn viên khu du lịch luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng với các món ăn từ truyền thống đến hiện đại, được chế biến bởi những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm và am hiểu sâu sắc về các món ăn của người Nhật, hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm ẩm thực hoàn hảo cho du khách khi ghé thăm Lynn Times Thanh Thủy. 

(nguồn ảnh: Wyndham Lynn Times Thanh Thủy)

Đến với nhà hàng Event Plaza, du khách sẽ được thỏa sức tận hưởng hương vị ẩm thực Nhật Bản đặc sắc: Cơm bento với cá tầm tuyết Miso, cá hồi gan ngỗng, cơm lươn nướng, ba chỉ bò mỹ sốt tương, gà nướng sốt Teriyaki sauce,… Không thể không kể đến các món Sushi, Udon, ramen,.. Thưởng thức ẩm thực, tận hưởng văn hóa Nhật Bản, tham gia các trò chơi may mắn,…

Tổng kết lại bài viết, chúng ta có thể thấy rằng văn hóa ẩm thực Nhật Bản là một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng, xứng đáng để bạn thử ít nhất một lần trong đời. Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về những nét độc đáo, hấp dẫn trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản mà chúng tôi muốn đưa đến cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn và thưởng thức các món ăn ngon của đất nước này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *