LÀNG GỐM BÁT TRÀNG – KHÁM PHÁ LÀNG NGHỀ TRĂM TUỔI NGAY HÀ NỘI

Du lịch làng gốm Bát Tràng? Làng gốm Bát Tràng ở đâu? Đến làng gốm như thế nào, giá vé vào làng gốm bao nhiêu? Làng gốm bát tràng có gì chơi? Bài viết này sẽ giới thiệu đầy đủ các thông tin về Làng Gốm Bát Tràng để những du khách có ý định đến thăm có thể tham khảo nhanh chóng và chính xác nhất. 

Tìm hiểu về Làng Gốm Bát Tràng chi tiết nhất 

làng gốm bát tràng

Sản phẩm của Làng Gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Dù chỉ là ngôi làng nhỏ nhưng Làng Gốm Bát Tràng được xem là thủ phủ ngành sản xuất gốm sứ Việt Nam vì thế nên đây là điểm đến siêu thú vị dành cho những người có đam mê tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha ta để lại.

Làng Gốm Bát Tràng có từ bao giờ?

Với lịch sử được hình thành từ lâu đời, Làng gốm Bát Tràng được biết đến với những nghệ nhân gốm có tiếng tạo nên những tác phẩm gốm sứ đẹp tuyệt sắc. Lịch sử làng Gốm đã hình thành hàng trăm nay, theo sử sách ghi lại, lịch sử hình thành Làng Gốm Bát Tràng bắt đầu vào khoảng thế kỷ 14 – 15.

Theo tài liệu của cuốn Dư địa chí, Nguyễn Trãi có ghi “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Cả hai làng này đều cung ứng đồ cho nước Trung Quốc, bao gồm các vật phảm như 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm”…

Làng gốm bát tràng ban đầu có tên là gì cũng là câu hỏi được rất nhiều du khách quan tâm. Tên đầu tiên của làng là “Bạch Thổ Phường”, sau đó tên thứ hai được đổi thành “Bát Tràng Phường”, cuối cùng được đặt là “Bát Tràng” cho đến hiện tại.\

XEM THÊM: Mùa, thời tiết đi Du Lịch Kim Bôi Hòa Bình đẹp nhất

Lịch sử Làng Gốm Bát Tràng

Theo lịch sử, có 3 vị thái học sinh “Thái học sinh”  trên đường đi sứ Bắc Tống đã học hỏi những kỹ thuật làm gốm tại đây và về truyền lại nghề làm gốm cho nước ta. Trong làng Bát Tràng, có rất nhiều hiện vật để lại từ xa xưa đã chứng minh được lịch sử hình thành lâu đời của làng từ những thế kỉ trước. 

làng gốm bát tràng

Cổng Làng Gốm Bát Tràng

Từ thế kỉ 15-16, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng rất phát triển do đường lối giao thương của nhà Mạc rất cởi mở. Các loại gốm sứ được hết tác đa dạng, cầu kì, thậm chí là trên các loại hiện vật được tìm thấy đều có tên người đặt hàng và năm chế tạo, đánh dấu mốc cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. 

Đến thế kỉ 16-17, gốm sứ Bát Tràng càng phát triển vượt bậc, đây cũng được coi là thời kì thịnh vượng nhất của gốm sứ Bát Tràng. Gốm sứ Bát Tràng và Chu Đậu đều mở rộng thị trường sang các nước, trong đó gốm sứ Bát Tràng ở gần sông Hồng nên được các tàu buôn của nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước phương Tây mang gốm sứ Bát Tràng đi khắp nơi trên thế giới. 

Đến cuối thế kỉ 17, đầu thế kỉ 18, phía Trung ra lệnh bãi bỏ chính sách cấm vượt biên buôn bán sang nước ngoài nên các sản phẩm gốm sứ bên Trung và Nhật đều phát triển mạnh mẽ làm gốm sứ Việt Nam giảm sút. Lúc này là thời kỳ hết sức khó khăn của gốm sứ Việt Nam, Bát Tràng. 

Qua đến thế kỉ 18-19, tại Việt Nam lúc này 2 nhà Trịnh Nguyễn đang phân chia quyền lực, cạnh đó là các nước phương Tây đang trong giai đoạn của cuộc cánh mạng công nghiệp, điều này khiến cho việc đối ngoại, mở cửa giao thương của Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều, làm cho việc buôn bán gốm giảm sút. 

Đến nửa cuối thế kỉ 20, nền kinh tế Việt Nam chuyển dần sang kinh tế thị trường, Làng Gốm Bát Tràng phát triển ngày càng thịnh vượng cho đến ngày nay. 

Dù trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, gốm sứ Bát Tràng vẫn đứng vững, minh chứng cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có giá trị rất cao. Giờ đây, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng trở nên nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn rất có tiếng ở nước ngoài. 

Địa chỉ Làng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng ở đâu? Làng gốm có địa chỉ ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, làng gốm cách trung tâm thành phố khoảng 15km và sân bay Nội Bài 40km. 

Làng Gốm Bát Tràng có gì chơi? Top những địa điểm và hoạt động nhất định phải trải nghiệm khi đến Bát Tràng 

Làng Gốm Bát Tràng là một địa điểm du lịch siêu thú vị và hấp dẫn với cả những du khách trong và ngoài nước. Không chỉ là nơi sản xuất các sản phẩm gốm sứ, Bát Tràng còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác, đến Làng Gốm Bát Tràng thì bạn nhất định phải trải nghiệm các địa điểm sau nhé: 

Làng Cổ Bát Tràng

làng gốm bát tràng

Khám phá con phố cổ của Làng Gốm Bát Tràng

Bước chân vào làng gốm, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ làng cổ, nơi chứa đựng tinh hoa văn hóa của người xưa. Từ những bức tường rêu, những con ngõ nhỏ, những ngôi nhà cổ, giàn phơi gốm cho đến cổng làng gốm Bát Tràng đều mang một nét văn hóa đặc trưng rất riêng biệt.

Chợ Gốm Bát Tràng

làng gốm bát tràng

Đa dạng các mẫu mã tại chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm là chợ ở trung tâm của Bát Tràng, rộng đến 6.000m2 và là nơi tập trung bán các sản phẩm gốm sứ và các đồ handmade độc lạ.  Bạn có thể tha hồ lựa chọn các loại gốm sứ siêu đẹp, các đồ trang mỹ nghệ, đồ thờ cúng, quà lưu niệm, thậm chí là các tiểu cảnh non bộ với chất lượng tốt chuẩn gốm Bát Tràng, giá cả phải chăng mà không nơi nào có được. 

Trải Nghiệm Làm Gốm Bát Tràng

Tham quan làng gốm bát tràng xong bạn sẽ không thể bỏ qua những hoạt động siêu thú vị là thử làm gốm. Bạn có thể thử làm gốm với giá chỉ khoảng 10.000đ/lượt đằng sau khu chợ. 

làng gốm bát tràng

Hãy thử tham gia làm gốm Bát Tràng cho riêng mình nhé

Bạn có thể thử tài khéo tay của mình bằng cách tự nặn, sáng tạo gốm theo ý của mình, mỗi người sẽ được cung cấp cho chiếc bàn gốm xoay riêng để thoải mái sáng tạo tác phẩm. Yên tâm là bạn sẽ được chỉ dẫn siêu tận tình, bạn sẽ được dạy cách tạo hình, tạo mẫu để đảm bảo có sản phẩm ra theo mong muốn. Muốn nung sản phẩm sau khi hoàn thiện, bạn chỉ cần phải trả thêm từ 40.000 – 60.000đ/sản phẩm thôi.

Nhà Cổ Vạn Vân

làng gốm bát tràng

Khung cảnh cổ kính của Làng cổ Vạn Vân

Nhà cổ Vạn Vân là nơi cất giữ các sản phẩm quý giá của làng nghề, đặc biệt là gốm sứ Bát tràng với hơn 400 món đồ gốm sứ cổ siêu quý giá đã có niên đại lịch sử hơn 500 năm tuổi. Nhà cổ Vạn Vân sẽ mở cửa cho khách tham quan từ 8h-17h30 hàng ngày.

Bảo Tàng Gốm Bát Tràng

Ngoài những địa điểm quen thuộc, du khách có thể chọn đến tham quan bảo tàng gốm Bát Tràng, một điểm đến siêu Hot của các bạn trẻ khi đến Bát Tràng. 

làng gốm bát tràng

Bảo Tàng Gốm Bát Tràng độc đáo

Với lối kiến trúc độc đáo, 7 xoắn ốc khổng lồ xoay vòng giống như bàn xoay vuốt gốm, tạo nên những mặt cong uốn lượn. Bảo tàng lấy cảm hứng từ những bàn xoay gốm nên đều sử dụng các chất liệu gạch nhung, ngói Bát Tràng, tạo nét mộc mạc nhưng vẫn rất ấn tượng. Bên trong bảo tàng trưng bày rất nhiều gian hàng gốm tinh xảo, mô phỏng lại các làng cổ xưa, kết hợp với các hình thức nghệ thuật đương đại, tạo nên không gian nghệ thuật mới lạ cho du khách. 

Lò Bầu Cổ

làng gốm bát tràng

Lò Bầu Cổ nung gốm sứ lâu đời

Lò Bầu Cổ là một trong những lò lâu đời nhất tồn tại ở làng gốm Bát Tràng lên tới tận gần 100 năm. Đây là lò được sử dụng để nung gốm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công và là một trong những di sản cuối cùng tại đây. Du khách có thể đến tham quan và tận mắt chứng kiến những nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm sứ như thế nào, đây sẽ là trải nghiệm khó quên đối với bạn. 

Sản Phẩm Làng Gốm Bát Tràng

làng gốm bát tràng

Gốm sứ Bát Tràng siêu đẹp

Sản phẩm gốm sứ của Làng Gốm Bát Tràng rất đa dạng, độc đáo, chất lượng tốt, cao cấp, bền vững. Ở đây có từ những chén đũa, bộ đồ ăn cơm, bình hoa, tượng Phật, chậu cây, các loại ly cốc, đến cả những bức tượng gốm sứ cũng có. Ngoài ra, các tác phẩm về gạch mosaic, các bức tranh gốm Mosaic cũng được bày bán rất đa dạng mẫu mã cho khách hàng lựa chọn thoải mái theo ý thích.  

XEM THÊM: Đặt Phòng khách sạn Thanh Thủy Phú Thọ đẳng cấp tại Wyndham Lynn Times

Ăn gì ở Làng Gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với đồ gốm, nơi đây còn được rất nhiều người dân biết đến với những món ăn đặc sắc như chè hạt hoa sói, ổi Đông Dư, bánh sắn nướng, bánh tẻ nóng. 

làng gốm bát tràng

Đặc sản cỗ Bát Tràng

Cỗ Bát Tràng cũng rất nổi tiếng với những thực khách sành ăn, không như những nơi khác, cỗ Bát Tràng sẽ bao gồm những món ăn truyền thống đậm chất nét Việt, chứa đựng những tinh hóa ẩm thực, văn hóa của người làng gốm Bát Tràng. Các món trong cỗ Bát Tràng thường có là canh bóng, chả tôm, nem chim bồ câu, mực khô xào su hào, món canh măng mực – một món ăn kết hợp giữa măng và mực được gọi là sự kết hợp của biển và rừng siêu thú vị. Đây là món ăn siêu đặc trưng của người dân Bát Tràng mỗi khi đến Tết hay có lễ hội.

Giá vé vào Làng Gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội rất nổi tiếng vì vậy vé vào làng gốm bát tràng cũng được rất nhiều người quan tâm khi đến đây tham quan. Tin vui cho bạn là làng gốm Bát Tràng sẽ không thu phí tham quan, tuy nhiên bạn vẫn sẽ phải chi trả các phí nếu sử dụng các dịch vụ khác như ăn uống hay tham gia các hoạt động trong xưởng gốm, mua sắm. 

làng gốm bát tràng

Đi chơi Làng Gốm Bát Tràng

Giá cả ở đây rất phải chăng, không quá đắt so với khu du lịch, bạn có thể ăn trưa ở đây với giá chỉ khoảng 30.000 đồng/suất ăn. 

Giá vé để chơi trong xưởng gốm trung bình là 10.000 đồng/người,  nếu muốn nung và mang sản phẩm về thì giá áp dụng là 60.000 đồng/ sản phẩm, tượng để tô vẽ thì giá dao động từ 5.000 – 15.000đ/sản phẩm.

Di chuyển đến Làng Gốm Bát Tràng 

Nếu có lịch trình đi du lịch Hà Nội, hoặc đơn giản chỉ muốn đi tham quan Làng Gốm Bát Tràng, muốn ngắm hình ảnh Làng Gốm Bát Tràng chân thực, du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Du khách có thể chọn đi taxi, xe cá nhân cho thuận tiện và riêng tư, hoặc đi xe bus với giá vé chỉ khoảng 7.000 đồng và có rất nhiều chuyến để chọn. 

Ngoài ra, bạn có thể tự đi xe máy theo đường cầu Long Biên, theo tuyến đường Ngọc Thụy – Nguyễn Văn Cừ – Đại Từ – Vĩnh Tuy, đi đến Quốc lộ 1A và đi khoảng 2km nữa là tới Làng Gốm Bát Tràng.

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết này sẽ giúp bạn có quãng thời gian đi tham quan Làng Gốm Bát Tràng vui vẻ nhất nhé!

TÌM HIỂU THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *